Săn pet Chí tôn cùng game thủ Gunny PC - Mùa đông không lạnh là đây!
Chiều 10.1, ông Tạ Hồ Nam, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, đến chúc mừng và trao bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho Công an TP.Đà Nẵng về thành tích triệt phá tổ chức tội phạm do người Trung Quốc cầm đầu hoạt động cho vay nặng lãi, "tín dụng đen".Trước đó, ngày 11.1.2024, Công an TP.Đà Nẵng chủ công, phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và công an một số địa phương đấu tranh chuyên án, triệt xóa toàn bộ đường dây cho vay nặng lãi do Wang YunTao (37 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) cầm đầu, cùng với 192 người liên quan.Chuyên án này xác lập từ tháng 11.2023, sau khi Công an TP.Đà Nẵng phát hiện một số người vay tiền trực tuyến qua các ứng dụng (app) với lãi suất lên đến hơn 500%/năm. Người vay không trả lãi đúng hạn thì bị cắt ghép hình ảnh, nhắn tin, gọi điện để đe dọa, khủng bố tinh thần con nợ và người thân.Băng nhóm tội phạm do người Trung Quốc cầm đầu này hoạt động quy mô lớn, trên nhiều tỉnh thành nên Bộ Công an và các địa phương đã chi viện.Ngày 11.1.2024, có 250 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Cục Cảnh sát hình sự, Công an TP.Đà Nẵng, Trung đoàn Cảnh sát cơ động 29 tại TP.HCM, Công an TP.HCM và Bình Dương đồng loạt đột kích 9 địa điểm hoạt động tại TP.HCM và Bình Dương.Wang YunTao và các bị can chủ chốt trong đường dây tội phạm bị di lý về TP.Đà Nẵng để khởi tố.Đến nay, Công an TP.Đà Nẵng xác định Wang YunTao và đồng bọn đã cho gần 2 triệu lượt vay với số tiền 9.000 tỉ đồng, thu lợi bất chính 2.500 tỉ đồng. Ban chuyên án tạm giữ 68 tỉ đồng tiền mặt cùng nhiều vật chứng, khởi tố 34 bị can về tội cho vay nặng lãi.Cùng ngày, Công an Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) ra thông báo tìm kiếm các bị hại của nhóm cho vay nặng lãi do Tạ Xuân Bửu (26 tuổi), Lê Kim Long (40 tuổi, cùng ngụ P.Chính Gián, Q.Thanh Khê) và Tiêu Minh Chương (33 tuổi, ngụ P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, cùng TP.Đà Nẵng) cầm đầu.Đây là nhóm cho vay nặng lãi với mức lãi suất từ 183% đến 218%/năm. Quá trình điều tra thu thập chứng cứ ban đầu xác định, chỉ từ tháng 10 đến tháng 12.2024, nhóm này đã cho hàng trăm lượt vay tiền với số tiền hơn 1 tỉ đồng. Hiện vụ án tiếp tục được mở rộng.Công an Q.Sơn Trà đề nghị các nạn nhân cung cấp thông tin cho Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế và ma túy Công an Q.Sơn Trà (01 Huy Du, P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà, điện thoại: 0236.3844529 hoặc điều tra viên Phan Thanh Vũ, điện thoại 0917.303.159).Du học năm 2024: Nơi siết, nơi nới
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?
Ngôi chợ gần trăm tuổi ở phố người Hoa hút khách đến vui chơi ban đêm
“Mình yêu thích công nghệ thông tin nhưng gần đây lướt TikTok thấy có nhiều người đăng video nói rằng ngành này rất khó xin việc. Thật sự hiện nay có quá nhiều nguồn thông tin khiến mình bị hoảng. Mình cần biết được trong 4 năm tới, sau khi ra trường thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này có còn nhiều hay không. Mình biết học đại học sẽ rất tốn kém, ra trường mà không có việc làm ổn định nữa thì rất có lỗi với ba, mẹ”, Quang Nam chia sẻ.
Cụ thể, cơ quan CSĐT bắt tạm giam bị can Nguyễn Tú Anh (37 tuổi), Phạm Thị Kim Hoa (31 tuổi), Nguyễn Hoàng An (32 tuổi, cùng ở TP.HCM) để điều tra về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Riêng bị can Đặng Hữu Thiên Hưng (30 tuổi, ngụ TP.Thuận An, Bình Dương) bị khởi tố về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, nhưng được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.Theo điều tra, Đặng Hữu Thiên Hưng là nhân viên phòng dịch vụ phát triển đối tác của một doanh nghiệp ở TP.HCM. Trong quá trình làm việc, Hưng sử dụng tài khoản mạng xã hội để tìm mua thông tin khách hàng với giá từ 100 - 300 đồng/thông tin, bán lại cho Tú Anh, Kim Hoa và Hoàng An.Sau đó, các bị can Tú Anh, Kim Hoa và Hoàng An tiếp tục bán lại dữ liệu thông tin cá nhân cho nhiều người khác để tư vấn, lôi kéo khách hàng mua hàng, phục vụ chỉ tiêu công việc; thu lợi bất chính hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.Riêng Phạm Thị Kim Hoa ngoài việc mua bán thông tin, còn trực tiếp sử dụng dữ liệu thông tin mua được, giả danh nhân viên ngân hàng để gọi điện lừa đảo bằng hình thức tư vấn vay vốn, thu lợi trên 400 triệu đồng của nhiều người.Sau khi các đối tượng bị bắt giữ, công an khám xét nơi ở thu giữ nhiều tài liệu, tang vật, chứng cứ liên quan, đồng thời mở rộng điều tra làm rõ vụ án.
Quán ăn ở TP.HCM có thưởng Tết cho nhân viên: 'Gồng lỗ cũng ráng thưởng!'
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.